Ngân Hàng Liên Kết

Wednesday, June 24, 2015

Chiến tranh tiền tệ châu Á sẽ quay lại?

7:41 PM - No comments
Đà giảm giá của đồng JPY đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về “chiến tranh tiền tệ” châu Á

Cơ quan tiền tệ của các nước từ Hàn Quốc cho đến Indonesia và Ấn Độ đều đang chuẩn bị cho phép đồng nội tệ suy yếu vì đà sụt giá của đồng JPY đã khiến nền kinh tế của các nước này mất đi tính cạnh tranh. Điều đó có thể khiến các quốc gia châu Á nói trên rơi vào tình trạng mà các nhà làm chính sách gọi là “chiến tranh tiền tệ”.


Đồng rupiah của Indonesia, ringgit của Malaysia và baht của Thái Lan cũng như các đồng tiền khác đã và đang trên đà giảm giá so với đồng USD trong năm nay. Tuần trước, các đồng tiền này đã thay nhau xác lập các mức đáy mới của mình và đà sụt giảm bất ngờ này diễn ra sau khi đồng JPY rớt xuống mức thấp nhất trong 13 năm so với đồng USD trong tuần trước đó. Tuy nhiên, cơ quan tiền tệ của các quốc gia thuộc khu vực này vẫn chưa tiến hành bất kỳ biện pháp can thiệp nào.
Một cố vấn của Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ cho biết tăng trưởng xuất khẩu của nước này đang giảm sút không chỉ do nhu cầu yếu kém trên toàn cầu mà còn vì hậu quả từ chính sách kích thích của các nền kinh tế lớn như Nhật Bản và Eurozone khiến đồng nội tệ của các quốc gia này suy yếu.
Vị cố vấn này cho biết: “Chúng ta gọi đó là cuộc chạy đua phá giá tiền tệ, hoặc chiến tranh tiền tệ hay một cái tên nào đó, nhưng thực tế là các chính sách như vậy đang và sẽ tác động đến các đối tác thương mại. Chúng tôi không thể để đồng tiền của chúng tôi mất dần sức cạnh tranh”.
Được biết, đồng rupee của Ấn Độ đã trở thành một trong những đơn vị tiền tệ giảm giá mạnh nhất tại châu Á so với đồng USD do kỳ vọng Mỹ sẽ nâng lãi suất trong năm nay.
Trong khi đó, đồng rupiah của Indonesia cũng đã giảm gần 8% so với đồng bạc xanh trong năm 2015, mạnh hơn mức giảm 7% của đồng ringgit Malaysia.
Trong khi đồng JPY đã lao dốc 16% sau 9 tháng qua và đồng EUR cũng đã sụt 18% so với đồng bạc xanh kể từ tháng 5/2014 đến nay, thì các đồng tiền châu Á khác lại giảm giá nhẹ hơn, khiến giá cả các mặt hàng xuất khẩu của các quốc gia này ít rẻ hơn trên thị trường quốc tế.
Về mặt lý thuyết, các đồng tiền châu Á cần phải suy yếu hơn nữa vì nhìn chung lạm phát tại khu vực này vẫn đang cao hơn so với các đối tác thương mại lớn, hầu hết đều đang trong trình trạng giảm phát.
Song số liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy, tính đến tháng 4/2015, đồng Nhân dân tệ đã tăng 30% so với năm 2010 sau khi đã điều chỉnh theo số liệu thương mại và lạm phát. Đồng won của Hàn Quốc cũng đắt hơn 15% so với năm 2010 trong khi đồng JPY lại sụt giảm 28%.
Xuất khẩu của Hàn Quốc đã liên tục sụt giảm qua từng tháng trong năm nay trong khi các nhà xuất khẩu của Trung Quốc cũng chứng kiến cả doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm.
“Có nguy cơ xảy ra chiến tranh tiền tệ khi đồng USD có xu hướng tăng giá, vì thế các quốc gia khác sẽ bị ảnh hưởng”, nhận định của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia Agus Martowardojo hôm thứ Hai tuần trước.
Sẽ không quá khốc liệt như năm 1997
Có một số nét tương đồng với năm 1997, thời điểm xảy ra cuộc khủng tiền tệ châu Á do đồng JPY cực kỳ yếu, tỷ giá không thể cạnh tranh, và thâm hụt tài khoản vãng lai nặng nề.
“Tôi cho rằng cuộc chiến tiền tệ lần này sẽ không khốc liệt như khi đó”, dự báo của chiến lược gia vĩ mô Gaurav Saroliya tại London của Lombard Street Research khi ông nêu ra một số khác biệt quan trọng.
Hiện lạm phát là một vấn đề ít nghiêm trọng hơn so với thời điểm đó, điều này giúp châu Á dễ dàng hơn trong việc đương đầu với sự suy yếu của các đơn vị tiền tệ. Hơn nữa, các ngân hàng trung ương châu Á cũng đang sở hữu kho dự trữ ngoại tệ lớn hơn nhiều. Chưa hết, các thị trường của khu vực này ngày càng linh hoạt hơn và dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng ít biến động hơn so với năm 1997.
Nếu không triển khai được các biện pháp chính sách tương tự như chương trình nới lỏng định lượng (QE) khổng lồ tại Nhật Bản và châu Âu, các nhà chức trách châu Á chỉ có thể hạ giá đồng nội tệ của mình một cách từ từ.
Cho tới nay, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã thành công trong việc bảo vệ đồng nội tệ của mình bằng cách thu hút dòng vốn đầu tư và tăng cường dự trữ ngoại tệ.
Tại Thái Lan, nước này đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát đối với việc nhà đầu tư trong nước chuyển tiền mặt ra nước ngoài, trong khi Indonesia cũng nới lỏng kiểm soát giao dịch đồng rupiah.
Còn Hàn Quốc đặc biệt nhạy cảm với đà giảm giá nhanh chóng của đồng JPY khi các nhà xuất khẩu nước này cạnh tranh với các doanh nghiệp Nhật Bản trên cùng thị trường như xe hơi và hàng điện tử. Tuy nhiên, các quan chức tại Seoul cho Reuters biết họ thiếu công cụ để đẩy đồng won giảm giá về mức bằng với đồng JPY.
Trong khi các đồng tiền châu Á đã chứng kiến đà giảm giá từ từ kể từ năm 2014, thì đà sụt giảm mạnh của đồng JPY cách đây 2 tuần có thể là chất xúc tác khiến các đồng tiền của khu vực này giảm giá mạnh hơn nữa.
Ông Saroliya cho biết: “Rất nhiều quốc gia trong số này đang đối mặt với khó khăn kép là xuất khẩu ảm đạm, xuất phát từ mức tỷ giá không thể cạnh tranh do các chính sách của Nhật cũng như dòng vốn đầu tư mạnh mẽ trong môi trường QE, và nhu cầu hộ gia đình nghèo nàn.
Ông nói: “Nhìn chung đó là một trở ngại lớn. Vì thế họ sẽ buộc phải chọn tỷ giá yếu hơn thông qua việc nới lỏng tiền tệ hoặc các biện pháp bất thường”.

ACB, Agribank, CTG và MBB được Fitch giữ nguyên xếp hạng và triển vọng tín nhiệm

7:39 PM - No comments

Ngày 23/06, Fitch Ratings thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của 4 ngân hàng Việt Nam là ACBAgribank, Vietinbank (CTG) và MBB đồng thời đánh giá triển vọng của 4 ngân hàng này ở mức “ổn định”.


Theo đó, Fitch giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành nợ (IDR) dài hạn của cả Agribank và Vietinbank ở mức “B+” với triển vọng “ổn định” và đánh giá xếp hạng sức mạnh độc lập (Viability Rating - VR) của CTG ở mức “b-“.
Trong khi đó, xếp hạng IDR của cả ACB và MBB cũng được Fitch duy trì ở mức “B” và xếp hạng VR của 2 ngân hàng này được giữ nguyên ở mức “b”.
Hiện xếp hạng tín nhiệm của Agribank và Vietinbank, lần lượt là 2 ngân hàng có tài sản lớn nhất và lớn thứ hai Việt Nam, thấp hơn 1 bậc so với xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức “BB-“. Theo Fitch, triển vọng “ổn định” của Agribank và Vietinbank phản ánh triển vọng “ổn định” của xếp hạng tín nhiệm Việt Nam.
Fitch cũng cho biết kế hoạch sáp nhập PGBank vào VietinBank mới được công bố sẽ không ảnh hưởng đến xếp hạng sức mạnh độc lập (VR) của VietinBank do quy mô quá nhỏ của PGBank, chỉ vào khoảng 3.6% tổng tài sản VietinBank.
Ngoài ra, Fitch cũng thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm dài hạn đối với 250 triệu USD trái phiếu quốc tế lãi coupon 8% đáo hạn năm 2017 của VietinBank ở mức “B+” và xếp hạng phục hồi ở mức “RR4”.
Trong khi đó, triển vọng “ổn định” của ACB và MBB phản ánh kỳ vọng của Fitch rằng các rủi ro trong ngắn và trung hạn của hai ngân hàng này sẽ được kiểm soát nhờ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Chi tiết xếp hạng và triển vọng tín nhiệm của Fitch đối với 4 ngân hàng Việt Nam

Eximbank: NHNN chưa cho phép tổ chức Đại hội

7:38 PM - No comments

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN – Eximbank (HOSE: EIB) cho biết vẫn đang chờ ý kiến từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để thông qua danh sách thành viên HĐQT, BKS cho nhiệm kỳ mới cũng như phản hồi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2015.



Theo Eximbank, nhiệm kỳ HĐQT của Eximbank là 5 năm và đến năm 2015 là hết nhiệm kỳ. Do đó, tại ĐHĐCĐ lần này, Eximbank phải bầu lại toàn bộ thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ mới 2015-2020.
Trước đó, Eximbank đã có văn bản gửi NHNN về việc chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến HĐQT, BKS nhiệm kỳ VI (2015-2020). Tuy nhiên đến gần thời điểm dự kiến tổ chức Đại hội, Eximbank vẫn chưa nhận được văn bản chấp thuận của NHNN nên ngày 20/4/2015 đã xin gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 vào một thời điểm khác thuận lợi hơn theo luật định.
Đến ngày 2/6/2015, Eximbank tiếp tục gửi văn bản đến NHNN để chấp thuận tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2015 vào ngày 26/6/2015. Tuy nhiên đến nay, Eximbank vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ NHNN nên chưa xác định được ngày cụ thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2015.

GDP tăng cao nhất 5 năm

7:28 PM - No comments

Mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm được xem là cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2010.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ước đạt 6,11%, trong đó chủ yếu nhờ khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36% so với cùng kỳ; dịch vụ tăng 6,16%, còn nông, lâm thủy sản vẫn giữ mức tăng thấp, chỉ 2,16%.
Ảnh : Tăng trưởng GDP

Như vậy, con số tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đã gần tiến sát mục tiêu đặt ra cho năm nay là 6,2%. Điều này diễn ra trong bối cảnh nhu cầu trong nước khả quan hơn với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,76% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,7% của cùng kỳ.
Trong nửa đầu năm, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng dần phục hồi. Cả nước có trên 14.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn gần 282.400 tỷ đồng, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 6,2 tỷ đồng, tăng 0,5% .
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm giảm 0,9% so với cùng kỳ, con số phải tạm ngừng hoạt động cũng giảm gần 6%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,35% so với tháng trước và tính từ đầu năm mới tăng 0,55%, cách xa giới hạn mà Chính phủ đặt ra cho năm nay là GDP tăng 5%. CPI tháng này tăng chủ yếu do nhóm hàng giao thông bởi việc giá xăng dầu điều chỉnh thời gian qua.

Đăng ký vay Online

Hãy nhập Email vào để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn vay tiền nhanh nhất! hoặc gọi ngay 0905384505

© 2014 StockGroup. Thiết kế Người chia sẻ Liên hệ 0904 384 505
Muốn vay nhanh hãy liên hệ 123 Vay Nhanh.
back to top